Giới Thiệu

1. Vị trí địa lý:

Tân Dân là một xã miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hạ Long (Toạ độ trụ sở UBND xã 21.147641, 106.876314), Tổng diện tích 7.579,61ha Phía Bắc giáp xã Long Sơn, xã Thanh Luận - huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang, Phía Tây giáp phường Vàng Danh - Thành phố Uông Bí, Phía Đông giáp xã Đồng Sơn, Đồng Lâm, Phía Nam giáp xã Quảng La, Bằng Cả - Thành phố Hạ Long. Xã có đường quốc lộ 279 từ Hạ Long đi Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

2. Lịch sử của xã:

Sau cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chỉ sau 6 tháng vào ngày 22/3/1946 xã Tân Dân được thành lập, lúc đó gọi là xã Ngọc Kệ, địa điểm thành lập tại Ao Lươn (thuộc xã Đồng Lâm hiện), ông Triệu Phú Hương được chỉ định là Chủ tịch Ủy ban Hành chính lâm thời, cùng thời gian đó xã Tàu Khe (Ngon Khe Tầu hiện nay) cũng tiếp tục được thành lập, ông Triệu Tài Báo được bầu làm Chủ tịch lâm thời,. Đến tháng 3/1951 hai xã Ngọc Kệ và Tàu Khe đã hợp nhất thành một và lấy tên là xã Tân Dân, khi hợp nhất ông Triệu Đức Lý được bầu là Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến xã Tân Dân. Từ năm 1949 đến năm 1954 để bảo toàn lực lực lượng và chính quyền non trẻ kháng chiến chống thực dân Pháp xã Tân Dân di tản về vùng căn cứ kháng chiến (thuộc xã Thanh Luân, huyện Son Động, tỉnh Bắc Giang ngày nay) để vừa lao động sản xuất duy trì cuộc sống của nhân dân vừa củng cố chính quyền. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, hiệp định Giơnevơ được ký kết, thể theo nguyện vọng của nhân dân được hồi cư về Hoành Bồ, vào tháng 8/1955 nhân dân xã Tân Dân hồi cư về Làng Kênh Trạo (xã Tân Dân ngày nay) để xây dựng cuộc sống mới.

3. Điều kiện tự nhiên:

Về tiềm năng lợi thế: Tân Dân là một xã miền núi có rừng che phủ đến 80% diện tích, đảm bảo môi trường sinh thái và rừng phòng hộ cho Hồ Yên Lập, xã còn có tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, trữ lượng khá cáo như than đá phục vụ cho phát triển công nghiệp.

Xã có lợi thế về quân sự, rừng núi hiểm trở, có núi cáo, suối sâu như: núi Bảo Đài ở phía Tây của xã giáp dãy Yên Tử, núi Đèo Chão ở phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang các dãy núi có đọ cao từ 660 – 680m so với mực nước biển, cùng với nhiều núi cao khác như: núi Khe Bo, nui Khe Chiêu, Núi Đá Tương, Khe Sâu..có nhiều thác nước cao dưới những cánh rừng nguyên sinh, nguồn nước sạch.. thuan lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

Trên địa bàn xã có nhiều cây gỗ quý như có giá trị kinh tế cao: Lim, Trầm do, Sưa...

Nhân dân trên địa bàn xã chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao thanh phán (chiếm trên 85%) tạo nên các bản sắc văn hóa riêng có của đồng bào nơi đây với các phong tục, tập quán, trang phục, ẩm thực còn được lưu giữ và phát triển.

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 253